The Voice Kid không vắt kiệt sức hay "dạy" trẻ giả dối?

Sau một mùa giải The Voice thành công hơn cả mong đợi, phiên bản dành cho các em nhỏ từ 6 tới 14 tuổi cũng sẽ được sản xuất và lên sóng trong năm nay tại Việt Nam. Chương trình được mua bản quyền từ chương trình của Hà Lan.
Đây được kì vọng sẽ là một chương trình hoành tráng dành cho trẻ em sau cuộc thi Đồ rê mí. Vậy nhưng, sau hàng loạt scandal cũng như điều không hay của Đồ rê mí và phiên bản The Voice dành cho người lớn thì người hâm mộ sẽ kì vọng được gì vào chương trình này?
Chương trình vần giữ nguyên những vòng thi như phiên bản người lớn như vòng sơ tuyển, giấu mặt, đối đầu và live show.
Chương trình thiếu nhi nổi tiếng nhất hiện nay là Đồ rê mí sau những năm đầu tiên thành công trên nhiều phương diện thì một vài mùa giải gần đây liên tiếp vấp phải những ý kiến không hay.
Các em nhỏ phải dành nhiều thời gian tập luyện, ghi hình, ăn mặc trang phục cầu kì và màu sắc... Chính một vị giám khảo của chương trình cũng thừa nhận điều này khi chia sẻ các em biểu diễn với cái bụng đói, tập luyện vất vả.
Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chương trình đã khiến các bé phải... diễn như người lớn với màn trình diễn đầy nước mắt bài Gặp mẹ trong mơ của bé Nhật Tiến.
Trong khi đó, phiên bản The Voice dành cho người lớn cũng vướng phải vô số những scadal không đáng có. Đình đám nhất là vụ tố giàn xếp kết quả của ban tổ chức mà cụ thể là của Phương Uyên với ưu thế thuộc về Thiều Bảo Trang.
Kết quả là thí sinh này xin rút lui khỏi cuộc thi và BTC như diễn hài với phóng viên và người hâm mộ trong buổi họp báo.
Chính vì những scandal không đáng có của những "đàn anh" đi trước, The Voice Kid đang bị đặt dấu hỏi về việc sẽ dạy hay làm hỏng trẻ em. Thứ nhất, vì là chương trình thực tế nên nhà sản xuất không ngần ngại sử dụng những chiêu trò vì mục đích của mình mà những thí sinh nhí tham gia sẽ là những "con bài" để câu khách và danh tiếng cho chương trình.
Và vì phải tập luyện trong suốt cuộc thi nên việc các em nhỏ phải gồng mình tập luyện là điều không thể tránh khỏi. Trang phục, bài hát, cách biểu diễn... cũng bị đặt dấu hỏi và các em nhỏ biết đâu lại phải diễn để lấy lòng khán giả và ban giám khảo.
Việc phải tham gia các vòng đối đầu hay cạnh tranh sẽ khiến các bé hình thành những suy nghĩ không tốt khi làm sao để loại đối phương giành lấy chiến thắng. Sự hồn nhiên và vô tư cũng vì thế mà mất đi và còn nhiều vấn đề khác khi chương trình lên sóng mà người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là trẻ em.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét